Bài đăng nổi bật

Lời giới thiệu Công ty TNHH Công Nghệ GSP

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Chọn máy chiếu theo chức năng.

Có rất nhiều dòng máy chiếu trên thị trường, vậy nên người mua cần có một số hiểu biết nhất định về loại sản phẩm này mới có thể chọn được loại máy đáp ứng đúng chất lượng, giá cả và yêu cầu sử dụng.
1. Ống kính và màn hình máy chiếu
* Máy chiếu có các loại ống kính khác nhau, do đó bạn cần chọn loại máy có ống kính chiếu được kích cỡ hình ảnh phù hợp từ một khoảng cách phù hợp với diện tích căn phòng mà bạn định sử dụng.
Bên cạnh đó, chỉ số bù góc vuông của máy cũng khá quan trọng bởi chúng quyết định tính linh hoạt trong việc bố trí máy.
Số góc có thể bù càng lớn, bạn càng có thể đặt máy chiếu lệch hơn so với điểm chính giữa nhiều hơn mà vẫn đạt được hình ảnh vuông vắn, trung thực.
* Khi dùng máy chiếu, bạn sẽ phải thay bóng đèn, thường là sau khoảng 2.000 - 3.000 giờ sử dụng, tức là trung bình khoảng 2 - 3 năm.
Bóng đèn thường có giá vài triệu đồng, nhưng cũng có loại lên tới hơn chục triệu đồng. Một số loại phải nhờ tới bàn thay chuyên nghiệp mới thay được, trong khi một số loại máy chiếu mới cho phép người dùng tự thay bóng đèn.
Một số máy chiếu có chế độ chạy tiết kiệm, cho phép kéo dài tuổi thọ bóng đèn, nhưng chế độ này sẽ làm giảm độ sáng của hình ảnh.
2. Độ tương phản máy chiếu
Độ tương phản của máy chiếu hay còn gọi là tỉ lệ tương phản, chính là tỉ lệ giữa vùng tối nhất và vùng sáng nhất có thể hiện được.
Theo nguyên lý của thiết bị hoạt động bằng cơ chế chiếu sáng thì mức độ “đen kịt” hầu như là không có và chỉ mang tính tương đối. 
Khả năng thể hiện độ đen càng lớn thì tỉ lệ này càng lớn và rõ ràng là tỉ lệ tương phản 3000:1 thì tốt hơn 1000:1, nhưng cũng không nên quá tin vào tỉ lệ do nhà sản xuất quảng cáo. 
Vì vậy mà khi chọn tỉ lệ độ tương phản, bạn nên đáng giá thật kỹ bằng mắt mình vì độ tương phản lý thuyết cao nhưng chưa chắc đã cho một hình ảnh sắc nét hơn một máy chiếu có độ tương phản thấp hơn.
3. Độ sáng máy chiếu
Độ sáng được đo bằng ANSI lumen (theo tiêu chuẩn hóa của Hoa Kỳ), chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách đơn giản nhất để chọn máy chiếu là căn cứ vào số lượng và kích thước phòng họp để quyết định độ sáng phù hợp. Một yếu tố khác là dữ liệu mà máy chiếu của bạn dùng để trình diễn là động hay tĩnh


Độ sáng của máy chiếu nằm trong khoảng từ 650 đến 5000 lumen, ngày nay máy chiếu đời mới còn có độ sáng cao hơn khoảng từ 6000 đến 7000 lumen.
 - Dưới 1000 lumen, độ sáng thấp đồng nghĩa với chất lượng ảnh chiếu không cao và máy chiếu phải được sử dụng trong phòng tối, ít người tuy nhiên giá thành rẻ và phù hợp với nguồn ngân sách hạn hẹp.
 - Từ 1000 đến 2000 lumen là mức sáng bạn có thể tìm thấy ở rất nhiều sản phẩm có độ phân giải SVGA và XGA, dùng cho những phòng họp hay lớp học.  
- 3000 lumen trở lên có thể dùng trong những hội trường lớn, trong nhà thờ hay phòng hòa nhạc.  
- 5000 đến 6000 lumen dành cho những sự kiện lớn như triển lãm, hội chợ hay hội nghị lớn với hàng ngàn người tham dự. 
Có một điều mà không nhiều người sử dụng biết đó là độ sáng ANSI lumen tỉ lệ thuận với trọng lượng của máy.
Cường độ sáng máy chiếu lớn đồng nghĩa là chiếc đó nặng và to hơn máy chiếu có cường độ sáng thấp. Vì thế khi mua máy chiếu bạn cũng phải tính đến khả năng di chuyển của nó để chọn được độ sáng phù hợp.
4. Độ phân giải máy chiếu
Độ phân giải quyết định độ nét cũng như độ trong của hình ảnh trên màn chiếu. Độ phân giải càng cao cho hình ảnh càng trung thực và càng nét, tất nhiên giá thành cũng sẽ cao. Đơn vị tính của độ phân giải là điểm ảnh – pixel và được chia thành 4 dạng: SVGA, XGA, SXGA và UXGA.


- SVGA phù hợp với nhu cầu xem phim ảnh. 
- XGA thích hợp cho công việc văn phòng, giao dịch, đáp ứng tốt việc trình diễn dữ liệu, đồ họa.
 - SXGA sử dụng cho những ứng dụng đòi hỏi độ phân giải cao, trình diễn hình ảnh lớn và chi tiết như các ứng dụng CAD/CAM.  
- UXGA cho hình ảnh chất lượng hơn cả nhưng đắt tiền và không phổ biến trên thị trường. 
Một điểm chú ý khi chọn độ phân giải máy chiếu là bạn nên chọn kiểu dạng phù hợp với máy tính của mình vì như vậy sẽ cho sản phẩm hình ảnh tốt nhất.
Ngoài ra, máy chiếu ngày nay còn cho ra những sản phẩm Full HD 1080p, vượt qua HD 1080p.
5. Khe cắm kết nối máy chiếu
Việc chọn các cổng kết nối phù hợp để có thể tận hưởng đa dạng các loại hình giải trí từ các thiết bị khác nhau cũng rất quan trọng. Gần như tất cả các máy chiếu đều có ít nhất một cổng composite và S-video


Cáp S-video khác cáp composite bởi nó tách tín hiệu ra làm hai thành phần độ chói và màu sắc. Do đó, có thể coi S-video là loại hình cải tiến của composite video. Tuy nhiên, composite lại là loại cổng tiện dụng nên vẫn được duy trì trong các máy chiếu hiện nay.
 DVI và HDMI là hai loại cổng mới nhất dành cho kết nối các nguồn độ nét cao (HD - High Definition), cùng giúp thể hiện trung thực các tín hiệu độ nét cao. 
HDMI nhỏ hơn và cho phép truyền dẫn cả tín hiệu tiếng - audio. Đây là những lựa chọn cần thiết để truyền tải các nội dung video tiên tiến của tương lai, nên ngày càng nhiều hãng sản xuất máy chiếu, đầu DVD và bộ thu HDTV trang bị.
6. Hỗ trợ âm thanh và 3D-HD của máy chiếu
Không phải tất cả máy chiếu bao gồm tính năng phát âm thanh bởi đôi khi nó thật sự là vô ích. Nếu bạn cần âm thanh cho các bài thuyết trình hay để xem video thì cần mua máy tích hợp cổng kết nối đầu ra audio.
Hiện những máy chiếu 3D-HD đang được các hãng sản xuất hàng đầu tiến hành phát triển, đặc biệt là hỗ trợ cho các game hay các bộ phim 3D-HD.

Vui lòng liên hệ: 028.62.746.755 – 0919 666 003

Công ty TNHH Công Nghệ GSP
Add: 329 Nguyễn Duy, P9, Q8, TP.HCM
Tel: 02862 746 755
Email: info@gsptech.vn
Website: www.gsptech.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét