Bài đăng nổi bật

Lời giới thiệu Công ty TNHH Công Nghệ GSP

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tại sao doanh nghiệp của bạn cần máy chấm công vân tay, thẻ từ?

Máy chấm công được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng… 

1. Ưu điểm chính của chấm công vân tay là giúp quản lý nhân sự một cách chính xác, quản lý, dễ dàng nhanh chóng, hạn chế tình trạng chấm công hộ, chấm sai lệch…
Máy chấm công vân tay giúp người quản lý có thể lấy dữ liệu một cách dễ dàng để tổng hợp và tính lương vào cuối tháng. 

Nhược điểm của máy chấm công vân tay và thẻ từ là đòi hỏi phải có máy vi tính để cài đặt phần mềm chấm công.

Máy chấm công hiện nay được ưa chuộng và dòng máy chấm công thẻ từ và vân tay. Một số thương hiệu uy tín được lựa chọn là: Ronal Jack, Wise Eye, ZK Software…


2. Tùy thuộc vào máy chấm công bạn sử dụng, mỗi máy chấm công sẽ có hướng dẫn sử dụng kèm theo ghi rõ số lượng vân tay có thể đăng ký cho nhân viên. 
Bạn có thể đăng ký 1-10 dấu vân tay cho 1 mã sử dụng (ID).

3. Bạn có thể sử dụng phầm mềm chấm công để phân quyền truy cập.
- Quyền quản trị Admin: Những người được phân quyền admin được phép truy cập vào hệ thống phần mềm và có quyền điều chỉnh một số quy định của công ty trong hệ thống phần mềm (Thêm mới nhân viên, xóa danh sách nhân viên, thay đổi giờ làm việc…).
- Quyền User: Những người được phân quyền này được phép truy cập vào hệ thống phần mềm để theo dõi các thông tin của nhân viên, không được phép chỉnh sửa hay thay đổi dữ liệu trong phân mềm. Việc phân quyền user do quyền admin cung cấp.
4. Bạn có thể mở máy chấm công liên tục hoặc chỉ mở lúc chấm công thôi, điều này không có ảnh hưởng gì đến máy chấm công.
5. Có 3 cách kết nối và lấy dữ liệu: Cổng COM (RS 232), cổng USB hay cổng LAN (RJ 45).
6. Có 2 cách đấu nối: trực tiếp và gián tiếp.
- Trực tiếp: Nối trực tiếp từ máy chấm công vào máy tính bằng cách sử dụng dây cáp mạng, một đầu cắm vào máy chấm công, đầu còn lại cắm vào cổng mạng trên máy tính. Khi sử dụng cách kết nối này thì phải đặt địa chỉ IP máy tính của bạn là địa chỉ IP tĩnh.
- Gián tiếp: Cắm máy chấm công vào mạng LAN. Máy chấm công sẽ có vai trò như một thiết bị mạng trong mạng LAN. Muốn kết nối với máy chấm công thì bạn mở phần mềm lên và gõ vào địa chỉ IP của máy chấm công để kết nối. Địa chỉ IP mặc định của máy chấm công là 192.168.1.201. 
 

7. Dữ liệu được xuất ra dưới dạng file excel tiện lợi cho việc tính toán và lưu trữ.
8. Máy chấm công sử dụng Adapter cắm trực tiếp vào nguồn điện 220VAC/50Hz. Nếu bạn muốn sử dụng nguồn điện dự phòng khi cúp điện thì có thể mua thêm bình accui dự phòng có nguồn điện áp là 5VDC/1A.  
9. Lưu ý:
Máy chấm công phải được lắp đặt tại những vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy chấm công, tránh những nơi có nhiệt độ cao, có gió thổi mạnh…
- Vệ sinh lại ống kính cho sạch sẽ, tháo tem dán nhãn trên ống kính và lau sạch các vết keo dính trên bề mặt kính, không để ống kính bị mờ.
- Các ngón tay của nhân viên phải được rửa sạch sẽ và lau cho thật khô rồi mới chấm công, không để bụi bẩn che lấp vân tay. 
 
    
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GSP
[A]: 329 Nguyễn Duy, P.9, Q.8, TPHCM
[T]: 028. 62.746.755 - 0919 666 003
[E]: info@gsptech.vn
[W]: www.gsptech.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét